Thiết kế website cho người mới bắt đầu kinh doanh Online
- 1. Phải xác định nhu cầu trước khi làm website
- Một số gợi ý về mục đích khi làm website bạn nên tham khảo
- Ví dụ về một mục đích khi làm website bán mỹ phẩm
- 2. Xác định đối tượng sử dụng website
- 3. Bắt đầu phác thảo những tính năng cần có cho website
- Website cũng thế, với một website cơ bản đều cần có những trang như:
- Ngoài ra đối với từng loại hình website lại có thêm những tính năng chuyên biệt khác như:
- 4. Thiết kế giao diện website
- Các công nghệ sử dụng khi thiết kế giao diện
- 5. Lập trình web tĩnh (Front End)
- Các công nghệ sẽ được sử dụng trong lập trình Front End
- 6. Lập trình tính năng (Back End)
- Các công nghệ thường được sử dụng để lập trình Back End (Quản trị website):
- Tối ưu chuẩn SEO, tối ưu tốc độ cũng được thực hiện ở bước này
- 7. Mua tên miền và Hosting
- Bảng giá 1 số loại tên miền phổ thông
- Bảng giá 1 số loại Hosting phổ biến (Không phân biệt mã nguồn)
- Về mức giá thiết kế website
Trong thời buổi kinh doanh Online đang diễn ra sôi động và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc "thiết kế website là một trong những yếu tố bắt buộc" đối với doanh nghiệp, các nhà bán lẻ, bán hàng Online muốn gia nhập vào thị trường kinh doanh.
Thực tế cho thấy, nếu bạn không trải qua dăm ba lần thất bại trong việc xây dựng website thì hầu hết đều không hề có kinh nghiệm, mọi thứ chỉ mơ mơ hồ hồ, cũng không biết mình cần làm website như thế nào, phải đầu tư bao nhiêu tiền, phải làm những công việc gì...Nếu chưa biết thì bạn hãy xem kỹ các thông tin bên dưới, chắc chắn bạn sẽ có 1 ý tưởng hoàn chỉnh cho website mới của mình
Trong bài viết 3 bước để bắt đầu kinh doanh Online và 6 kênh bán hàng Online hiệu quả mình cũng đã có nhắc tới website là một kênh chủ lực, kênh bán hàng quan trọng nhất, và trong bài viết lần này mình sẽ đi sâu hơn để giúp các bạn có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết để xây dựng một website ưng ý (Theo cảm quan cá nhân bạn) và chuẩn theo các kỹ thuật.
1. Phải xác định nhu cầu trước khi làm website
Bất kể là bạn dự định làm một công việc gì thì "mục tiêu" là một trong những yếu tố quyết định 50% thành công của dự định đó. Mục tiêu giúp bạn định hình được con đường phải đi, công việc phải làm. Chính vì vậy khi có ý định làm website bạn cũng hãy đặt ra mục tiêu "làm website để làm gì?"
Đừng thấy người ta làm website mà mình cũng làm, trước tiên phải hiểu đã để tránh mất tiền NGU!
Mất tiền ngu ở đây có thể là chất lượng web không ra gì hoặc cũng có thể là làm xong bỏ đấy không dùng tới. Nếu xác định làm web thì hãy làm tử tế từ chất lượng cho đến nội dung, còn không thì thôi.
Một số gợi ý về mục đích khi làm website bạn nên tham khảo
- Website dùng để bán hàng (Bán sản phẩm bất kỳ: Mỹ phẩm, quần áo, nước hoa, phụ kiện...)
- Website để bán khoá học
- Website dùng để giới thiệu công ty, giới thiệu sản phẩm
- Website tin tức, báo chí
- Hoặc website với mục đích khác tuỳ vào ý tưởng của bạn khi bắt đầu triển khai
- ...
Khi bạn xác định được mục đích của website xây dựng ra để làm gì thì bạn sẽ nhắm được đối tượng sẽ sử dụng website, những tính năng cần thiết phải có và cũng có thể lên được ngay cả kế hoạch Marketing cho website luôn.
Ví dụ về một mục đích khi làm website bán mỹ phẩm
- Mục đích của trang web này sẽ là để bán hàng
- Website cần có tính năng về bán hàng, đặt hàng và thanh toán qua mạng
- Đố tượng khách hàng của bạn sẽ là nữ, độ tuổi thường suyên dùng mỹ phẩm là từ 22 - 40 tuổi
- Từ đây bạn cũng có thể gạch một số phương pháp để quảng bá đến các đối tượng này
- ....
2. Xác định đối tượng sử dụng website
Việc xác định đối tượng sử dụng website sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc định hình nội dung, bố cục thiết kế, màu sắc thiết kế website cũng như các phương pháp điều hướng.
Ví dụ cho bạn dễ hiểu: Nếu bạn bán mỹ phẩm thì đối tượng sử dụng website chủ yếu là nữ, có độ tuổi từ 22-40 tuổi (Đây là tuổi đi làm và sử dụng mỹ phẩm nhiều nhất). Vậy từ đây bạn sẽ tư duy được thêm một số yếu tố sau:
- Nội dung khách hàng nữ sẽ quan tâm là gì? (Chuyện làm đẹp, chuyện đi làm, chuyện tình yêu..). Từ những nội dung này bạn sẽ lồng ghép sản phẩm vào để giới thiệu. Chẳng hạn mình viết 1 bài viết về 5 cách chống khô da mùa hè, trong nội dung này mình sẽ lồng ghép sản phẩm kem dưỡng ẩm mà mình đang bán vào.
- Đối với khách hàng là nữ độ tuổi 22 - 40 thì website sẽ dùng màu sắc nào? (Xanh lá, đỏ, vàng chanh, cam)
- Các hình ảnh nên sử dụng cần nhẹ nhàng, thẩm mỹ và phù hợp với các bạn nữ
Từ những yếu tố này, bạn đã dần dần phác thảo hoặc mường tượng được website của bạn thế nào rồi đấy.
Thực sự với những phân tích như thế này hầu như không có ai chỉ cho bạn cả, thế nên hãy lưu lại để khi cần sẽ dùng đến (Trên trình duyệt nhấn Ctrl + D để Bookmark lại)
3. Bắt đầu phác thảo những tính năng cần có cho website
Bước phác thảo sơ bộ tính năng cho website cũng tương tự như khi bạn chuẩn bị xây một ngôi nhà vậy. Một ngôi nhà cơ bản cũng đều cần có phòng khách, phòng ngủ, phòng vệ sinh... đối với những yêu cầu khác thì còn có phòng Karaoke, phòng tập, phòng thờ...
Website cũng thế, với một website cơ bản đều cần có những trang như:
- Trang chủ: Nơi trình bày toàn bộ những gì quan trọng nhất của website
- Trang giới thiệu: Để giới thiệu về website, giới thiệu về công ty, cửa hàng
- Trang tin tức: Để cập nhập thông tin về công ty, tuyển dụng, viết bài chia sẻ
- Trang liên hệ: Là để trình bày về địa chỉ, bản đồ, số điện thoại, các phòng ban nếu có, Form gửi yêu cầu..
Ngoài ra đối với từng loại hình website lại có thêm những tính năng chuyên biệt khác như:
- Trang bán hàng thì cần tính năng về sản phẩm, đặt hàng, thanh toán
- Trang web du lịch thì cần tính năng về giới thiệu Tour, đặt Tour
- Các trang về khách sạn lại có tính năng về giới thiệu và đặt phòng
- Các trang giải trí thì có Video, hình ảnh, nhạc Mp3
- Rồi thì các tính năng về khoá học nếu là trang học trực tuyến
- Và rất nhiều tính năng khác đối với từng mục đích cụ thể như ở bước 1 đã làm
Để có được một bảng danh sách các tính năng như thế này thì ngoài việc bạn phải tự đưa ra ý tưởng thì người tư vấn xây dựng website cũng là người vô cùng quan trọng. Nếu bạn gặp được một người tư vấn am hiểu cả về kinh doanh, thương hiệu, ngành nghề của bạn và kỹ thuật website thì là một điều tuyệt vời nhất.
Họ không chỉ biết website của bạn cần những tính năng gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu bán hàng mà họ còn biết cách giúp bạn vạch ra những đường hướng về kinh doanh Online như:
- Với sản phẩm này nên chạy ở kênh Online nào
- Với khách hàng mục tiêu này sẽ nên tập trung mạnh nhất vào kênh nào
- Làm sao để tiếp cận được khách hàng mục tiêu trên các kênh
Qua quá trình nhiều năm làm việc với khách hàng, tôi thấy hầu hết khách hàng không có nhiều kiến thức về website (Nếu có thì họ gì phải đi thuê) nên chính vì vậy, 1 người tư vấn am hiểu nhiều khía cạnh về kinh doanh và kỹ thuật sẽ giúp bạn làm tốt những công việc bạn chưa biết.
Khi bắt đầu tư vấn tôi thường sẽ hỏi khách hàng của mình những vấn đề:
- Sản phẩm chủ lực của bạn là gì?
- Bạn định bán sản phẩm cho ai?
- Lợi thế cạnh tranh sản phẩm là gì (Giá bạn rẻ hơn, bạn có xưởng sản xuất, bạn đã có thương hiệu được nhiều người biết...)
- Những đặc trưng về ngành nghề của bạn?
Và cũng có một số câu hỏi khác bàn về chuyện kinh doanh để tôi có nhiều thông tin và tư vấn tốt hơn. Sau cùng nếu có thể làm việc với nhau chúng ta sẽ cùng bàn về tình năng, giao diện, hợp đồng và thanh toán tạm ứng
4. Thiết kế giao diện website
Qua 3 bước như trên thì việc lên giao diện cho một website mới được bắt đầu được triển khai, công việc thiết kế giao diện cũng chẳng khác gì với việc thiết kế một ngôi nhà cả. Sau khi bản thiết kế 3D của ngôi nhà ra đời thì sau này ngôi nhà thật cũng giống y như vậy, nếu có thay đổi thì do trong thời gian xây dựng có chỉnh sửa mà thôi.
Thiết kế giao diện website cũng như thiết kế 1 căn nhà vậy
Ở bước này các bạn sẽ không cần làm gì cả, những Designer (nhà thiết kế giao diện website) sẽ dựa vào những phân tích ở các bước trên để bắt đầu phác thảo ra Layout (Khối bố cục) cho trang chủ, sau đó phân tích lại để khớp với yêu cầu đưa ra. Sau cùng, một bản thiết kế trang chủ website với đầy đủ nội dung màu sắc sẽ được ra đời.
Bằng những kinh nghiệm của mình, kết hợp với những phân tích yêu cầu và kỹ năng nghề nghiệp, Designer cho ra 1 bản thiết kế hoàn chỉnh và gửi lại khách hàng xem trước khi đi vào thiết kế các trang chi tiết. Nếu giao diện được chưa được như mong muốn của khách hàng, Designer sẽ chỉnh sửa cho phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như bố cục.
Không có một nghệ sỹ nào muốn đưa một tác phẩm dở hơi để mọi người xem, chính vì vậy những Designer luôn mong muốn tạo ra một sản phẩm tốt nhất
Sau khi thống nhất được giao diện trang chủ thì công việc sẽ dễ dàng hơn rồi, Designer sẽ thiết kế tất cả các trang trong rồi gặp và cùng duyệt với khách hàng một lần. Giao diện sau khi hoàn thiện bạn sẽ thấy ngay được website của mình sẽ trông thế nào.
Các công nghệ sử dụng khi thiết kế giao diện
- Adobe Illustrator: Phần mềm được dùng để phác thảo Layout
- Adobe Photoshop: Phần mềm để thiết kế giao diện
- Font awesome bản quyền: Những Icon cho website độc đáo và tối ưu
- ...và một số công cụ khác
Lưu ý: Một website cơ bản sẽ có khoảng từ 15 - 20 giao diện (15 - 20 bản thiết kế). Mỗi trang sẽ là 1 bản thiết kế chứ không chỉ thiết kế mỗi trang chủ đâu.
5. Lập trình web tĩnh (Front End)
Lập trình website tĩnh (hay còn gọi là Front End) là bước các Coder (Kỹ thuật lập trình) sẽ sử dụng giao diện đã thiết kế ở dạng ảnh chuyển qua dạng web tĩnh. Lúc này về cơ bản website đã xong được 50%. Front End là những gì mà bạn nhìn thấy ở bên ngoài khi truy cập vào trang web
Lập trình Font End là lập trình giao diện website tĩnh
Các công nghệ sẽ được sử dụng trong lập trình Front End
- Html & Css: Đây là ngôn ngữ cơ bản và phổ biến nhát để phát triển lập trình giao diện web, các kỹ thuật lập trình sẽ dùng html và Css để làm ngôn ngữ chính trong suốt quá trình chuyển giao diện từ File PSD sang giao diện web
- JavaScript & Jquery: Là thư viện giúp tạo ra những hiệu ứng chuyển động đẹp mắt trên website, giúp website trở lên sinh động hơn., mượt mà hơn.
Ngoài ra còn một số công nghệ: Bootstrap, Angularjs...
Sau khi lập trình xong phần giao diện, các kỹ thuật sử dụng kỹ năng Test của mình kết hợp với hệ thống Test để kiểm tra chất lượng và chỉnh sửa những phần chưa đúng với thiết kế. Cuối cùng sẽ cho ra một giao diện hoàn chỉnh và tối ưu nhất.
6. Lập trình tính năng (Back End)
Lập trình Back End (hay cũng có thể gọi là lập trình tính năng) sẽ giúp người quản trị website có thể đăng bài, đăng hình ảnh, sản phẩm, bài viết... thông quan một hệ thống quản trị nội dung (Hay còn gọi là CMS - Content Management System) và lưu các dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database). Nếu ví dụ thì hãy liên tưởng Back End là một tảng băng chìm
Lập trình Back End là lập trình website động
Ngoài ra, lập trình Back End còn giúp website có thể sử dụng được toàn bộ các tính năng ở bước 3 (Danh sách bảng tính năng) một cách trơn tru. Các tính năng này có thể được lập trình bằng các ngôn ngữ khác nhau như: C#, PHP, Java, Python... nhưng đều đáp ứng được yêu cầu của website.
Các công nghệ thường được sử dụng để lập trình Back End (Quản trị website):
- Ngôn ngữ lập trình: Là các dòng mã lệnh để xử lý dữ liệu, xử lý thuật toán. Các ngôn ngữ lập trình thường được dùng như: C#, PHP, Python, Ruby, Java...
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Là nơi chứa các dữ liệu mà bạn đưa lên website như hình ảnh, bài viết, video... và các hệ quản trị thường dùng là: SQL Server, My SQL Server, MongoDB, Oracle, Redis..
Tuỳ vào từng ngôn ngữ lập trình khác nhau mà sử dụng các hệ quản trị dữ liệu cũng sử dụng tương ứng.
Sau khi lập trình xong, kỹ thuật cùng Tester (Kiểm thử phần mềm) kết hợp với test hệ thống sẽ cùng kiểm tra lại lần cuối toàn bộ tính năng để chuẩn bị đưa website vào hoạt động, toàn bộ lỗi của website sẽ được kỹ thuật chỉnh sửa ngay tại bước này.
Tối ưu chuẩn SEO, tối ưu tốc độ cũng được thực hiện ở bước này
Một website được tối ưu chuẩn SEO và thời gian truy cập nhanh theo những hướng dẫn của Google sẽ là bước đệm đầu tiên để website có ưu thế lên TOP Google nhanh hơn so với những website khác dkhông được tối ưu. Một số những yếu tố tối ưu cần thiết như:
- Tối ưu thời gian tải trang: Tốc độ truy cập website từ 3-5s là tốt nhất
- URL dễ hiểu: URL được định dạng dễ hiểu, tự động bỏ các ký tự đặc bi ệt
- Tối ưu thẻ Heading: Từ H1-H6
- Tối ưu thẻ tiêu đề (Meta Title)
- Tối ưu thẻ mô tả (Meta Description)
- Tối ưu W3C: Tiêu chuẩn html css
- Tối ưu thẻ Alt ảnh
- Tối ưu dữ liệu có cấu trúc (Schema)
- Và nhiều tối ưu nhỏ khác
Với những công việc này cần đòi hỏi một kỹ thuật am hiểu cả lập trình và cả những kỹ thuật SEO. Chính vì vậy, nếu bạn không phải là người có chuyên môn thì tốt nhất chỉ cần đưa ra những tiêu chí trên cho kỹ thuật xử lý là tốt nhất.
7. Mua tên miền và Hosting
Để 1 Website có thể hoạt động được trên mạng Internet thì cần 3 yếu tố:
- Website: Là toàn bộ mã nguồn và dữ liệu đã được lập trình ở các bước bên trên
- Hosting: Là nơi lưu trữ website, có thể coi đây là thư mục chứa toàn bộ dữ liệu của website trên máy chủ
- Tên miền: Là địa chỉ để truy cập vào website thông qua trình duyệt Internet
Với website thì các bạn chỉ cần thiết kế 1 lần và trả tiền 1 lần (Nếu có chỉnh sửa, nâng cấp thì sẽ phải bổ sung chi phí) tuỳ theo yêu cầu, còn Hosting và tên miền bạn sẽ phải mất tiền hàng năm để thuê - Trung bình 1 năm sẽ tốn khaongr từ 1 - 2 triệu.
Bảng giá 1 số loại tên miền phổ thông
STT | ĐUÔI TÊN MIỀN | PHÍ ĐĂNG KÝ MỚI | PHÍ DUY TRÌ |
Tên miền quốc tế | |||
1 | .com | 299.000 | 299.000 |
2 | .net | 299.000 | 319.000 |
3 | .org | 339.000 | 339.000 |
Tên miền Việt Nam | |||
4 | .vn | 750.000 | 470.000 |
5 | .com.vn | 630.000 | 340.000 |
6 | .edu.vn | 350.000 | 190.000 |
Bảng giá 1 số loại Hosting phổ biến (Không phân biệt mã nguồn)
STT | GÓI HOSTING | PHÍ ĐĂNG KÝ MỚI | PHÍ DUY TRÌ |
1 | 700 MB | 348.000 | 348.000 |
2 | 1 GB | 588.000 | 588.000 |
3 | 1,5 GB | 828.000 | 828.000 |
4 | 2 GB | 1.068.000 | 1.068.000 |
Sau khi đăng ký tên miền và Hosting xong bạn nhờ công ty thiết kế website hỗ trợ Setup cho, thời gian để Setup 1 website sẽ chỉ khoảng 15-30 phút nếu không có gì phát sinh. Như vậy là bạn đã có 1 website có thể chạy trên Internet và bắt đầu kinh doanh được rồi.
Về mức giá thiết kế website
Tiện thể nói đến website nên mình nói ngoài lề 1 chút. Như các bạn đã thấy, để cho ra 1 website chất lượng tối thiểu phải qua 7 bước như trên, chưa nói các phát sinh trong quá trình làm việc của 2 bên. Thời gian trung bình để hoàn thiện website sẽ khoảng 30 ngày đối với website trung bình, với những website nhiều chức năng thì thời gian còn lâu đến vài tháng
Như vậy chi phí để xây dựng 1 website thông thường (Bán hàng, giới thiệu công ty...) sẽ cỡ vào khoảng từ 10 - 15 triệu, còn tuỳ với các yêu cầu của bạn mà mức giá sẽ thay đổi. Còn ngoài ra có những website lớn thì vài trăm triệu là bình thường. Đối với các website mẫu (Mẫu có sẵn) thì giá trung bình từ 5 - 7 triệu.
Vậy những đơn vị, các nhân làm website giá rẻ từ 500.000 cho đến vài triệu, miễn phí cả Hosting và tên miền là thế nào?
Theo như mình được biết thì những website đó có những yếu tố như sau:
- Thường là do các bạn cá nhân làm
- Website không phải thiết kế (Nghĩa là website có sẵn)
- Mã nguồn miễn phí (Chỉ việc lên mạng tải về và cài cho khách hàng)
- Không hỗ trợ khách hàng khi sử dụng
- Không nâng cấp được website khi cần
- Tiềm ẩn rủi do về các loại mã độc trên website
- Dễ dàng bị Hack vì là mã nguồn mở ai cũng biết
- Không có sự hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn về giải pháp cũng như chiến lược Marketing
- ....
Chúng ta ai cũng hiểu rằng, những sản phẩm rẻ tiền sẽ kèm theo là những giá trị thấp. Có thể 1 sản phậm bạn mua với mức giá rẻ tuy nhiên lại không hiệu quả trong công việc, không có sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp thì sản phẩm đó cũng là đồ bỏ. Với những website giá rẻ bạn hãy xác định mua không dùng được thì bỏ vì nó quá rẻ nên bạn sẽ khó nhận được sự hỗ trợ sau này.
Website là kênh quảng bá chủ lực của cả công ty, cửa hàng nên khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website bạn hãy nên lựa chọn công ty uy tín, giá cao 1 chút cũng không phải là vấn đề.
Quan điểm của mình là nhận về bao nhiêu giá trị thì phải trả chi phí tương ứng
Bài viết bạn đọc quan tâm
- 9 cách đặt tên Shop hay - đặt xong đơn bay vèo vèo
- 27 câu Slogan hay - chất và ý nghĩa nhất của các thương hiệu
Trên đây là 7 bước để thiết kế ra một website hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất mà bên mình vẫn đang hàng ngày làm cho các khách hàng và đối tác, hy vọng qua những thông tin này bạn cũng có cái nhìn tổng thể về các công việc khi xây dựng website.
Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Danh mục sản phẩm
Tầm nhìn - Sứ mệnh
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG
Chất lượng sản phẩm dịch vụ chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sức sống của thương hiệu Nội thất Vạn Đạt.
NỘI THẤT ĐẲNG CẤP
Mang đến không gian nội thất đẳng cấp, hiện đại và trẻ trung, cập nhật xu hướng nội thất thế giới cho quý khách.
NHÂN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP
Thương hiệu Nội thất Vạn Đạt tự hào vì có đội ngũ nhân viên nhiệt huyết cho công việc, tận tâm với từng khách hàng.
SHOWROOM HIỆN ĐẠI
Hệ thống showroom rộng lớn, vị trí thuận lợi, thiết kế và trưng bày hàng ngàn sản phẩm nội thất cho quý khách lựa chọn.